Tin tức
sự kiện

Học sinh Khối 5 trải nghiệm một ngày làm "nghệ nhân" Đông Hồ

15/03/2024

Dưới sự hướng dẫn, trợ giúp của các nghệ nhân, các con đã được tự tay dập khuôn để thực hiện bức tranh in khắc gỗ truyền thống. Chỉ trong ít phút, nhiều bức tranh với những hình ảnh quen thuộc của tranh Đông Hồ như “Đám cưới chuột”, “Gà đại cát”, “Mục đồng đọc sách”… đã nên hình nên sắc.

Đối với người Việt, tranh dân gian Đông Hồ không còn quá xa lạ. Ra đời vào khoảng thế kỷ 16, phát triển cực thịnh vào thế kỷ 19 đến những năm 40 của thế kỷ 20, trải qua hàng trăm năm hình thành, phát triển, tranh dân gian Đông Hồ đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Với mong muốn các con học sinh được biết thêm về dòng tranh dân gian lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam, sáng nay, các thầy cô giáo đã tổ chức cho các con học sinh Khối 5 học tập, trải nghiệm tại Trung tâm bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ do nghệ nhân ưu tú Nguyễn Đăng Chế sáng lập. Đây là nơi hiếm hoi còn lưu lại những ván khắc cổ và cũng là 1 trong 2 dòng họ còn bám trụ với nghề làm tranh ở Đông Hồ cho đến ngày nay.

Đến với làng tranh Đông Hồ, các con đã được “thấy tận mắt, sờ tận tay” những bức tranh nổi tiếng như “Vinh hoa”, “Phú quý”, “Hái dừa”, “Đánh ghen”, “Mục đồng thổi sáo”, “Vinh quy bái tổ”… Đặc biệt, các con còn được lắng nghe cụ Nguyễn Đăng Chế chia sẻ về lịch sử làng nghề, nguyên liệu, quy trình làm ra một bức tranh hay những ký ức, kỷ vật cụ cùng các con cháu nâng niu, gìn giữ.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Đăng Chế giới thiệu với các con học sinh các nguyên liệu làm tranh Đông Hồ.
Tranh Đông Hồ được làm hoàn toàn thủ công theo phương pháp truyền thống từ nguyên liệu tự nhiên.

Cũng trong chuyến đi, các con còn được tự tay dập khuôn để thực hiện bức tranh in khắc gỗ truyền thống. Dưới sự hướng dẫn, trợ giúp của các nghệ nhân, chỉ trong ít phút, nhiều bức tranh với những hình ảnh quen thuộc của tranh Đông Hồ như “Đám cưới chuột”, “Gà đại cát”, “Mục đồng đọc sách”… đã nên hình nên sắc.

Các con học sinh hào hứng khi được tự tay dập khuôn in tranh Đông Hồ.
Từ một khuôn tranh đơn giản, qua bàn tay và tâm huyết của các nghệ nhân nhiều thế hệ, tranh Đông Hồ vẫn có sức sống bền lâu cùng năm tháng.
Thành phẩm tranh Đông Hồ của các con học sinh.

Từ những bức tranh thực hiện, các con đã hiểu phần nào thấu hiểu lối sống sinh hoạt ngày xưa và tự hào về những giá trị văn hóa nghệ thuật cha ông để lại. Để “màu dân tộc” mãi “sáng bừng trên giấy điệp” không chỉ cần sự nhiệt huyết, đam mê với nghề, mà còn cần sự nuôi dưỡng trong từng thế hệ qua những hoạt động thực tiễn, như những chuyến đi như thế này.

Bạn cần hỗ trợ?

HÃY ĐỂ GREENFIELD
TƯ VẤN CHO BẠN