Tin tức
sự kiện

Một hồ nước, vài con rối và hàng trăm tiếng vỗ tay

19/03/2024

Với mong muốn các con học sinh được tiếp cận, thưởng thức một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo chỉ có ở Việt Nam, các thầy cô đã tổ chức cho các con học sinh Khối 1 học tập, trải nghiệm tại Nhà hát múa rối Việt Nam vào sáng nay (19/3/2024).

Giữa cuộc sống nhộn nhịp với các hình thức, phương tiện giải trí đa dạng đến mức “bội thực”, có một bộ môn nghệ thuật truyền thống vẫn hấp dẫn ở thời đại mới và khiến người xem cười rạng rỡ, mắt sáng bừng, đó là múa rối nước.

Trải qua hơn 1000 năm thăng trầm, múa rối nước không chỉ là thú chơi tao nhã của nhân dân đồng bằng sông Hồng mà đã trở thành báu vật dân tộc, vượt ra khỏi không gian nước nhà và nhận được nhiều lời tán thưởng, ngưỡng mộ của bạn bè thế giới.

Với mong muốn các con học sinh được tiếp cận, thưởng thức một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo chỉ có ở Việt Nam, các thầy cô đã tổ chức cho các con học sinh Khối 1 học tập, trải nghiệm tại Nhà hát múa rối Việt Nam vào sáng nay (19/3/2024).

Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong cùng mành tre, cây đa, cờ phướn…, những quân rối sắc màu thoắt ẩn thoắt hiện tài tình trên mặt nước. Lời ca, tiếng trống, tiếng mõ, tiếng pháo kết hợp ánh sáng lung linh, màn khói huyền ảo khiến sân khấu rối như hư mà thực, thực mà như mơ.

Dưới sân khấu, đám trẻ ồ à theo từng cú quẫy nước của con rối. Có những tràng pháo tay thật giòn giã và cả tiếng cười hồn nhiên sau mỗi màn biểu diễn. Để rồi khi tấm mành tre cuốn lên vào phút chót, những cô chú diễn viên trầm mình dưới nước cả tiếng đồng hồ bước ra, sự giải trí đã nhường chỗ cho sự kính trọng người nghệ sĩ tài hoa khiêm nhường.

Giữa nhịp sống tốc độ thời 4.0, sân khấu thủy đình vẫn sáng đèn, những quân rối vẫn tràn đầy sinh khí. “Sống chậm” hơn một nhịp, dành thời gian nhìn về những giá trị tự hào mà cha ông để lại là cách các thầy cô bồi đắp cho các con lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo tồn và truyền bá văn hóa nghệ thuật truyền thống.

Bạn cần hỗ trợ?

HÃY ĐỂ GREENFIELD
TƯ VẤN CHO BẠN