Từ khối hình đến mô hình - cách học sinh Khối 6, 7 ứng dụng tư duy thiết kế vào Toán học
18/05/2023
Những định nghĩa hình vuông là gì, làm thế nào để tính chu vi hình tròn, diện tích hình chữ nhật,… sẽ không còn khô khan và khó nhớ nữa khi được xuất phát từ chính nhu cầu, mong muốn tạo ra những giải pháp hữu ích cho cuộc sống của các con. Học kỳ này, các con học sinh Khối 6,7 đã cùng tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo: “Những khối hình kì diệu”. Đây là dự án giúp các con phát huy năng lực giải quyết vấn đề bằng việc vận dụng kiến thức Toán học và Tư duy thiết kế để tạo ra một sản phẩm hoàn thiện.
Các con học sinh tự tin trình bày bản thiết kế của mình
- “Vòng quay mặt trời” phân loại giấy note, kế hoạch học tập, nhật ký cá nhân
- Kệ để sách thông minh có thể điều chỉnh độ nghiêng và độ rộng
- Hộp bút bảo mật với tính năng khoá số và phân loại dụng cụ học tập
- Sách 3D kết hợp sách tương tác
- Và rất nhiều những mô hình ấn tượng khác
- KHÁM PHÁ VÀ THẤU HIỂU: Học sinh vận dụng khả năng quan sát để khám phá nhu cầu, thấu hiểu được những khó khăn của bản thân và bạn bè xung quanh gặp phải trong việc học tập, sinh hoạt hàng ngày.
- ĐỊNH NGHĨA: Từ việc hiểu, các con sẽ xác định được điểm mấu chốt của vấn đề, từ đó lựa chọn những dụng cụ/ giáo cụ phù hợp để giải quyết vấn đề đó.
- Ý TƯỞNG: Ở giai đoạn này, các con được làm việc nhóm, brainstorming, liên kết các ý tưởng khác nhau và hợp nhất lại thành một ý tưởng cuối cùng, tối ưu cho vấn đề của mình.
- MÔ HÌNH SẢN PHẨM: Sau khi phác thảo ý tưởng, mô hình bắt đầu được hình thành bằng nhiều chất liệu, màu sắc và quan trọng nhất là sự tính toán logic.
- KIỂM TRA, KIỂM NGHIỆM: Cuối cùng, một mô hình cần trải qua quá trình Testing để đánh giá tính hữu dụng, phù hợp với đối tượng sử dụng.
Thiết kế kệ để sách thông minh vô cùng hữu dụng
Bạn cần hỗ trợ?
HÃY ĐỂ GREENFIELD
TƯ VẤN CHO BẠN