Tin tức
sự kiện

Đằng sau những vết thương: Đừng làm ngơ trước lời kêu cứu của con

12/04/2025

“Khi con có vết thương về mặt thể chất, bố mẹ có thể nhanh chóng xử trí bằng cách đưa con đi bệnh viện. Nhưng khi con có những vết thương về mặt tinh thần, không phải lúc nào bố mẹ cũng nhận thấy và biết cách để giúp vết thương của con được chữa lành”.

Đó là chia sẻ của TS Tâm lý học lâm sàng Nguyễn Thị Thu Hiền với các bậc phụ huynh Greenfield School tại hội thảo “Đằng sau những vết thương” diễn ra vào sáng nay.

Với nhiều năm làm việc trực tiếp với trẻ vị thành niên, TS Nguyễn Thị Thu Hiền cung cấp nhiều thông tin hữu ích về cashc hành vi nguy cơ ở trẻ tại Hội thảo 

Theo TS Nguyễn Thị Thu Hiền, độ tuổi vị thành niên là giai đoạn có những thay đổi về tâm sinh lý. Cùng với sự ảnh hưởng của môi trường gia đình, trường học, bạn bè, xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng khiến trẻ ở độ tuổi này có nguy cơ thực hiện những hành vi gây hại tới sức khỏe thể chất, tinh thần, các mối quan hệ xã hội, sự an toàn và tương lai phát triển của trẻ.

Các hành vi nguy cơ ở trẻ vị thành niên rất đa dạng, có thể kể đến như: b.ạ.o l.ự.c, phạm pháp (đ.á.n.h n.h.a.u, ăn cắp, đua xe); n.g.h.i.ệ.n sử dụng internet, mạng xã hội, n.g.h.i.ệ.n game; t.ì.n.h d.ụ.c và t.ì.n.h d.ụ.c không an toàn; sử dụng chất k.í.c.h t.h.í.c.h, chất g.â.y n.g.h.i.ệ.n; sinh hoạt và học tập không phù hợp; tư duy và nhận thức lệch lạc; tài chính (đ.á.n.h b.ạ.c, c.á c.ư.ợ.c); sức khỏe thể chất và tinh thần (trầm cảm, tự ngược đãi bản thân, t.ự s.á.t)…

Phụ huynh chăm chú lắng nghe những chia sẻ của TS

Thông qua các nghiên cứu lâm sàng và kinh nghiệm gần 20 năm làm việc trực tiếp với trẻ vị thành niên, TS Nguyễn Thị Thu Hiền cho rằng để có thể cùng con phòng ngừa các hành vi nguy cơ, phụ huynh cần hiểu đúng về vấn đề này. Khi trẻ bày tỏ cảm xúc, đó là lúc trẻ đang kêu cứu và trẻ rất cần sự đồng cảm từ bố mẹ. Khi “bắt” được tín hiệu từ con, bố mẹ hãy lắng nghe và tuyệt đối không đưa ra những lời đánh giá hay phán xét.

Ngoài ra, bố mẹ cần phải tạo ra một không khí gia đình ấm áp thay vì chỉ kết nối trong không gian vật lý. Đồng thời bố mẹ nên tôn trọng suy nghĩ của con, khuyến khích các mối quan hệ đồng đẳng tích cực. Chỉ cần dành 30 phút “chất lượng” bên con mỗi ngày là bố mẹ cũng góp phần tạo động lực cho con phát triển tích cực hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ đừng ngại tìm tới các chuyên gia Tâm lý để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Phòng ngừa các hành vi nguy cơ là điều có thể làm được từ rất sớm. “Mọi thay đổi đều có thể bắt đầu ngay từ hôm nay!” là lời nhắn nhủ TS Nguyễn Thị Thu Hiền gửi tới các bậc phụ huynh cuối chương trình. Khép lại 120 phút hội thảo, nhiều phụ huynh cho biết sẽ tiếp tục tham dự những chương trình hỗ trợ Tâm lý dành cho phụ huynh để có thêm kiến thức và đồng hành hiệu quả cùng Nhà trường trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho con.

Những trao đổi trong buổi Hội thảo của TS nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh vởi tính thiết thực và hữu ích

“Những trao đổi trong Hội thảo ngày hôm nay rất thiết thực và hữu ích với phụ huynh chúng tôi. Chắc chắn sau chương trình này, mỗi bậc cha mẹ như chúng tôi đều có được những thay đổi tích cực trong cách giao tiếp với con, biết cách nhận diện những tín hiệu từ con và có cách ứng xử phù hợp, đồng hành giúp con vượt qua “cơn bão tâm lý” ở giai đoạn phát triển” – một phụ huynh chia sẻ.

Bạn cần hỗ trợ?

HÃY ĐỂ GREENFIELD
TƯ VẤN CHO BẠN